Chuyện Mắm Gò Công

Chuyện Mắm Gò Công

Gò Công vốn là nơi có thế đất “long đầu phượng y” (đầu rồng, đuôi phượng), là nơi hội tụ cuối cùng của hai nhánh sông Cửa Đại và Cửa Tiểu trong chín nhánh Cửu Long. Với vị thế như vậy nên Gò Công từng được thiên nhiên ưu ái ban tặng đầy đủ hương vị đặc sắc các sản vật nhất là nguồn hải sản nước lợ, các loài giáp xác phong phú hưởng trọn phù sa màu mỡ từ nhiều nhánh sông và cửa biển.

Bản đồ Gò Công 1909

Lăng Hoàng Gia - Lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng - thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ

Song hành cùng với những thăng trầm lịch sử, người dân Gò Công đã sống chan hoà với thiên nhiên qua hàng trăm năm, vì trân trọng thiên nhiên và sống nương nhờ vào sông vào biển mà đã tự mày mò các công thức MẮM gia truyền để lưu giữ những con tôm, con tép, con còng, con cá vào lúc thiên nhiên dư thừa.

Bãi biển Tân Thành - nét đẹp vớt cả mặt trời

Những công thức chế biến “cha truyền con nối” qua nhiều thế hệ đã ra đời để nâng niu báu vật của đất trời, tạo ra những món ăn mang hương vị dân dã đặc biệt, gói ghém trọn vẹn tinh hoa ẩm thực của vùng biển Gò Công.

Gò Công vốn là vùng đất có địa linh nhân kiệt và là quê Ngoại của vua Tự Đức. Gò Công với dòng Phạm Đăng sinh ra Đức Bà Tự Dụ, người Gò Công với bàn tay khéo léo chế biến ra nhiều sản vật độc đáo, trong đó có đặc sản Mắm Tôm Chà. Dù chỉ là món ăn dân dã bình dị với người Gò Công, nhưng từ 200 năm trước, Mắm Tôm Chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào cung đình Huế, trở thành món mắm Tiến Vua trứ danh vang bóng một thời!

Bộ sản phẩm Mắm Xứ Gò dòng paste

Bộ sản phẩm Mắm Chua và Dưa Ghém

Ngày nay, Gò Công là một mảng màu nhiều ký ức trong bức tranh đa sắc của Tiền Giang, đôi khi nó có vẻ xưa cũ và u uất trước những biến đổi của thời tiết kinh tế và cả biến đổi của khí hậu.

- Những sản phẩm công nghiệp đang đua nhau giành chỗ đứng trên thị trường, những tinh hoa xưa cũ không mang lại lợi nhuận cao, không đủ lực để phát triển theo đuổi cuộc đua đã thu mình về nơi vắng vẻ.

- Biến đổi khí hậu là bức tranh được nhìn thấy trước về sự tàn phá và theo nhiều kịch bản dự đoán ứng phó, liệu Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Gò Công sẽ bị tàn phá đến mức nào? Nhất là những gia sản trăm năm đang thu mình, dễ tổn thương, không được chú ý điển hình như nghề mắm Xứ Gò?

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Sản phẩm của Khổng Tước Nguyên