NHỮNG CÔ GÁI BÁN MẮM

NHỮNG CÔ GÁI BÁN MẮM

Sở dĩ tôi chọn câu chuyện về mắm là bởi vì tôi còn nhớ cô bạn trẻ tôi mới quen, đó là Ngọc Thảo, quê ở Gò Công là "Khổng Tước Nguyên". Ngọc kể rằng cô lớn lên trong một gia đình làm mắm nhiều đời, hồi nhỏ cô thường "bị" làm mắm với mẹ và bà, đi đâu chơi cũng phải tắm rửa kỹ càng để không bị ám mùi mắm. Nhưng bà và mẹ khẳng định mùi mắm rất thơm, Ngọc Thảo nói và cười "bây giờ thì em thấy nó thơm lừng rồi, và em còn mong muốn mùi thơm nó bay đi khắp nơi để người Việt được thưởng thức món mắm của quê bà Từ Dụ với Nam Phương Hoàng Hậu. Em đặt tên Khổng Tước Nguyên vì đó là món mắm duy nhất được vua ban tên theo gợi ý của nhà báo Hoàng Tuyên và đạo diễn Đỗ Khuê".

Mắm Gò Công lần đầu tiên tôi ăn là ở... nhà hàng Thanh Niên cách đây gần 30 năm, lúc đó nổi tiếng với món "thịt luộc mắm tôm chà”. Về sau gặp nhà thơ Trần Tiến Dũng cũng ở xứ Gò Công, anh mời đến nhà thưởng thức đích thị món mắm này lần nữa vì đem ở quê lên. Rồi chúng tôi ngồi cà kê chuyện bà Từ Dụ đã đem món mắm này ra cung đình Huế thế nào, mấy đời Vua ăn, không ông nào không mê. Các cung nữ cũng học cách làm mắm và ở Huế có một biến thể món mắm xuất phát từ Gò Công - Tiền Giang nổi tiếng là mắm tôm đu đủ. Mà món này không có miệt nào ngoài miền Tây và Huế cả.

Giờ thì Ngọc đã biến nó thành ra rất nhiều những món mắm, dưa với mắm ngon nức tiếng có thể trộn đơn giản với tôm thịt thịt hoặc thành món gỏi cuốn mắm tôm chua vừa miệng, đậm đà, quyến rũ. Một thế hệ tiếp nối thật "hậu sinh khả uý", tôi dám chắc người Gò Công có thể tự hào về món mắm của người dân quê mình và đặc biệt giới trẻ ngày nay. Chính nhờ những bạn trẻ mạnh mẽ và yêu quê hương mình một cách say mê như Ngọc Thảo.

Em đặt tên Khổng Tước Nguyên vì đó là món mắm duy nhất được vua ban tên theo gợi ý của nhà báo Hoàng Tuyên và đạo diễn Đỗ Khuê

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Sản phẩm của Khổng Tước Nguyên